Dù bảo hiểm tài sản ngày càng trở nên phổ biến nhưng vẫn nhiều người chưa nắm rõ bảo hiểm tài sản là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, mục đích và quyền lợi của bảo hiểm này ra sao? Có những loại bảo hiểm nào? Hãy theo dõi nội dung sau để có được câu trả lời chi tiết nhất.
Bảo hiểm tài sản là gì?
Cũng như loại hình bảo hiểm sức khỏe hữu ích hay bảo hiểm tai nạn và viện phí thông dụng, BHTS là loại hợp đồng bảo hiểm nhằm đền bù cho chủ sở hữu những thiệt hại nằm trong phạm vi gói bảo hiểm cho phép.
Đây là sự bồi thường tổn thất về mặt tài chính cho chủ nhân ngôi nhà hay người thuê công trình, nội thất bên trong nó khi gặp vấn đề hư hỏng hoặc trộm cắp nhằm khắc phục thiệt hại. Những nguy cơ mà bảo hiểm chi trả bao gồm cháy nổ, khói, do thiên tai, trộm cắp và một số lý do khác. Ngoài ra, dịch vụ này còn chịu trách nhiệm kiện tụng khi một người nào đó ngoài chủ sở hữu, người thuê tài sản bị thương khi đang dùng tài sản.
Các loại bảo hiểm tài sản
Hiện nay bảo hiểm tài sản được chia thành nhiều loại khác nhau theo tính chất của tài sản, mỗi loại lại có nhiều gói sản phẩm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Sau đây là một số loại BHTS phổ biến gồm:
1. Bảo hiểm nhà xưởng
Bảo hiểm tài sản nhà xưởng là sự bồi thường cho những rủi ro xảy ra trong nhà xưởng theo đúng giá trị của nó mà công ty bảo hiểm bồi thường bằng hình thức sửa chữa, xây dựng lại nhà xưởng như hiện trạng ban đầu hoặc bồi thường bằng tiền (thường được áp dụng) tại thời điểm xảy ra tổn thất.
2. Bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Mua bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp giảm thiểu các tổn thất ở mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra..
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thường được chia thành 2 loại như sau:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Đây là loại bảo hiểm dành cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc mua bảo hiểm nội địa thường dành cho các chặng đường vận chuyển dài, giá trị hàng hóa lớn.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn thế giới. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là một điều kiện cần thiết trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Ngoài việc bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển thì còn có sản phẩm bảo hiểm hàng hóa lưu kho. Bởi quá trình lưu trữ hàng hóa trong kho, những rủi ro gây thiệt hại về hàng hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
3. Bảo hiểm tài sản kỹ thuật
Bảo hiểm tài sản kỹ thuật doanh nghiệp là loại bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp và giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Hiện có 2 loại hình BHTS kỹ thuật là bắt buộc và tự nguyện. Bạn có thể tìm hiểu bảo hiểm tài sản kỹ thuật kỹ hơn để nắm rõ các quy tắc và quyền lợi khi tham gia.
4. Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm cháy nổ là một loại BHTS , bảo hiểm thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản với nguyên nhân là cháy nổ gây ra. Loại bảo hiểm này không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.
Kết
Hy vọng với những thông tin chi tiết về bảo hiểm tài sản bao gồm khái niệm, các loại, mức bồi thường ra sao, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có kinh nghiệm trong lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng
Xem thêm: Những thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả mà bạn không ngờ tới
Xuân Luật – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: bhpti, thebank)