Quỹ đầu tư tài chính là một trong những kênh đầu tư thu hút nhất hiện nay. Để bắt đầu với kênh đầu tư này, trước hết bạn nên tìm hiểu về các loại hình và cách vận hành của các quỹ.
Quỹ đầu tư tài chính là gì?
Quỹ đầu tư tài chính là một dạng chương trình đầu tư tập thể, trong đó tất cả những người tham gia đầu tư tiền cùng với nhau. Các quỹ đầu tư được thành lập và quản lý bởi các công ty quản lý quỹ đầu tư.

Các quỹ quản lý tài sản từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư chúng vào nhiều hạng mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Để thành lập quỹ, các công ty quản lý sẽ phát hành chứng chỉ quỹ. Các chứng chỉ quỹ có vai trò gần giống cổ phiếu, thể hiện mức độ nắm giữ tài sản của từng nhà đầu tư trong tổng danh sách đầu tư của mỗi quỹ.
>>>Xem thêm: Top 10 loại thức ăn tốt cho não bộ và sức khỏe của trẻ
Có nhiều dạng quỹ đầu tư khác nhau.
- Quỹ đầu tư cổ phiếu
- Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập
- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ
- Quỹ đầu tư hoán đổi danh mục
- Quỹ đầu tư đặc thù
Quỹ đầu tư cũng được phân chia thành quỹ đóng và quỹ mở dựa vào cấu trúc vận động vốn. Các quỹ đóng chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi huy động vốn và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các quỹ mở tiến hành huy động vốn liên tục trong quá trình hoạt động và các hoạt động mua bán chứng chỉ quỹ được tiến hành trực tiếp với công ty quản lý, chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
>>>Xem thêm :Những thực phẩm giúp tăng chiều cao nhanh chóng mà bạn nên biết
Phân loại Quỹ đầu tư tại Việt Nam
Dựa vào cấu trúc vận động của vốn đầu tư phân ra Quỹ đóng và Quỹ mở:
Quỹ đóng
Quỹ đóng cho phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất khi thực hiện huy động vốn và quỹ. Và sẽ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/trái phiếu, chứng chỉ quỹ khi bạn muốn bán lại. Sau đó, khi đã đóng quỹ (kết thúc quá trình huy động vốn) các chứng chỉ quỹ đã mua sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Quỹ mở
Quỹ mở được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành đầu tiên ra ngoài, các giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV). Giao dịch được thực hiện trực tiếp với các công ty quản lý quỹ.
Quỹ mở cho phép bạn bán lại chứng chỉ quỹ cho quỹ. Quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị ròng tại thời điểm giao dịch. Các giao dịch mua bán được thực hiện trực tiếp với các công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các loại Quỹ đầu tư phổ biến:
- Quỹ cổ Phiếu
- Quỹ đầu tư Trái Phiếu và Thu Nhập
- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ
- Quỹ đầu tư hoán đổi danh mục (ETF)a
- Quỹ đầu tư đặc thù (tập trung đầu tư vào 1 hay 2 ngành)
Cần lưu ý gì khi đầu tư vào quỹ tài chính?
Lợi nhuận từ việc đầu tư vào các quỹ thường khó dự đoán trước. Nó được dựa trên sự thay đổi của giá trị cổ phiếu cùng các tài sản khác mà quỹ đầu tư. Các giá trị này càng tăng thì lợi nhuận càng cao và ngược lại. Trước khi quyết định đầu tư vào các quỹ, bạn cần tìm hiểu kỹ các yếu tố như giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV)
- Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value – NAV) được tính bằng công thức: [Tổng giá trị tài sản quỹ đang nắm giữ – Tổng giá trị các khoản nợ của quỹ]/Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành.
- Giá trị đầu tư tối thiểu: Tùy theo quy định của từng quỹ mà giá trị đầu tư sẽ khác nhau. Hiện nay có rất nhiều quỹ mở cho phép nhà đầu tư bắt đầu với một mức chi phí thấp, chỉ cần 2-3 triệu đồng là đã có thể mở khoản đầu tư tại các quỹ này.
- Chi phí dành cho nhà đầu tư: Thông thường, nhà đầu tư cần tính toán các chi phí mua chứng chỉ quỹ, phí quản lý quỹ, phí giám sát, phí định giá, phí hành chính…
- Khả năng rủi ro: Ngay cả khi được quản lý bởi các công ty và đội ngũ chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư vẫn không thể tránh khỏi các biến động của thị trường và các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Nhìn chung, khi đầu tư vào các quỹ tài chính
Qua bài viết trên muabaohiem.vn đã cho các bạn biết về Quỹ đầu tư tài chính và cách đầu tư quỹ một cách hợp lý nhất cho bản thân. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể tích thêm kiến thức cho bản thân mình nhé.
>>Xem thêm: Lí do trẻ chậm nói và cách khắc phục mà cha mẹ nên biết
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( genvita, finhay, … )